Cơ chế gây độc:
Tất cả Paracetamol (PCT) vào cơ thể đều chuyển hóa qua gan, chỉ khoảng 5% đào thải nguyên vẹn trực tiếp qua thận. Tại gan 60-80% PCT kết hợp với Acid glucoronic, 20-30% kết hợp với Acid Sulfuric, 4% PCT được cytochrome P450 chuyển thành NAPQI (N-acetyl-P-Benzoquinoneimine) đây chính là chất độc. Bình thường chất độc này sẽ được giải độc bằng Glutathion có sẳn trong cơ thể. Sau đó thải ra nước tiểu. Khi ngộ độc PCT, tức là lượng PCT đưa vào cơ thể vượt quá khả năng giải độc của glutathion. NAPQI thừa sẽ gắn với tế bào thông qua liên kết cộng hóa trị, gắn nhiều nhất ở các tế bào trung tâm tiểu thùy (nơi có chứa nhiều cytochrome P450) gây hoại tử.
Cơ chế gây độc cho thận cũng tương tự như gây độc cho gan. Dường như có vai trò của prostaglandine endoperoxyde synthétase.
Liều độc của PCT ở người lớn tùy tác giả từ: 3g-7.5g và trẻ con từ 80-150mg/kg. Phải chú ý đến các tình huống lâm sàng tùy từng BN:
· Thiếu hụt Glutathion: người chán ăn, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, nghiện rượu.
· Uống các chất tăng hoạt tính P450: Isoniazid, Rifampicin, Omeprasole, Carpamazepine, phenobarbital, phenyltoin.
· Uống các chất làm chậm hấp thu PCT: opiate.
Các dấu hiệu lâm sàng trong 24 giờ đầu thường nghèo nàn, chỉ có rối lọan tiêu hóa. Từ ngày 2- ngày 4 có thể có biểu hiện tổn thương gan: vàng da, đau HSP,vỗ rung cánh tay, RL ý thức, hôn mê, tử vong thường vào ngày 5- ngày 7. Nếu đến sau 24 giờ BN vẫn còn nôn ói nhiều phản ánh NĐ nặng.
PCT hấp thu qua hàng rào nhau thai nên NĐ dể gây tử vong thai nhi.
Suy thận cấp xảy ra sau 3-5 ngày có thể ko kèm với tổn thương gan hoặc có thể trong hội chứng gan-thận.
Hủy hoại tế bào gan nặng: AST, ALT tăng cao. Bắt đầu tăng từ giờ 24 và tăng cao nhất giờ 72.
Ứ mật: tăng Bilirubine, Phosphatase kiềm tăng.
Suy gan có thể gây toan chuyển hóa (8-12 giờ sau), thường tăng AG, chú ý tìm thêm các nguyên nhân khác.
PT giảm.
Có thể có rối lọan điện giải do: nôn ói, suy gan, suy thận.
Định lượng PCT trong máu:
Thường làm giờ thứ 4 và giờ thứ 24. Đối chiếu với Rumack line để quyết định dùng NAC.
Liều càng cao càng nặng (>7.5g).
Nồng độ PCT trong máu ở giờ thứ 4 (>200mg/ml) và giờ thứ 15 (>30mg/ml).
Thời gian bán thải của PCT trong cơ thể BN. Đo PCT máu mỗi 1 giờ. Nếu sau 4 giờ mà PCT máu chưa giảm ½ là nặng.
Các chất BN có uống cùng trước đó tăng hay giảm họat tính của P450.
Quyết định dủng NAC dựa vào Rumack nếu biết thời điểm NĐ chính xác. Và đo được PCT từ giờ 4-24. Nếu ko chính xác về giờ thì dựa vào halflife đo PCT máu mổi giờ nếu sau 4 giờ chưa giảm ½ là nặng, có chỉ định dùng NAC.
NAC dùng tốt nhất là trước giờ thứ 8. Khi đã dùng NAC thì ko cần thiết làm PCT máu nữa. CCĐ của PCT là tiền căn dị ứng PCT, tuy nhiên nặng quá thì truyền liều thấp.
Hiệu quả NAC trước giờ 8: tối đa. Giờ 8-15: giảm. Giờ 15-24: rất thấp nhưng vẫn có lợi. Giờ thứ 24: không.
Nếu BN đến trể hơn giờ 8, kéo dài liều điều trị NAC thêm 20 giờ nữa, tổng liểu 150mg/kg/ngày.
Đưởng NĐ
|
Liều dùng
|
Liều tổng cộng
|
Thời gian
|
IV
(Prescott)
|
150mg/kg trong 15 phuùt
+ 50mg/kg trong 4 h
+ 100 mg/kg trong 16h
|
300mg/kg
|
20h
|
IV
(Bronstein)
|
140mg/kg trong 15 phuùt
+ 70mg/kg trong 4h x 12
|
980mg/kg
|
48h
|
Uoáng
(Smikstein)
|
140mg/kg
+70mg/kg/moãi 4h x 17
|
1330mg/kg
|
72h
|
Mặc dù có giảm PT nhưng không nên dùng Vitamine K khi chưa có triệu chứng vì còn tiên lượng.
Nếu BN có PCT máu trên đường độc, suy gan xảy ra 60%. Nếu suy gan xảy ra 50% tử vong.
BN rất dễ nôn, nếu nôn cho 10mg primperan, sau 15p còn nôn, cho 20mg primperan nữa. Nếu sau 15p còn nôn tiêm Aminazine 1ống. Sau 15p, còn nôn 1 ống nữa. Đặt sonde dạ dày bơm NAC vào.
|