Trang chủ Đăng nhập Check mail
  New
 Tài liệu y học
   EMERGENCY MEDICINE
   A-Z Emergency Radiology
 Tin Y Khoa do PKB Bs Phúc biên soạn
   WHO cảnh báo về chứng bệnh giống bệnh SARS
   Tăng viện phí tại cơ sở y tế nhà nước từ 02/2012

  Album Hình Ảnh
 NOEL 2012

   
Một số loài rắn hổ thường gặp ở Việt Nam
  Một số loài rắn hổ thường gặp ở Việt Nam
( Cập nhâp:10/20/2008 9:27:00 PM)
(Ophiophagus hannah)
Chống độc là một chuyên ngành hẹp lý thú của Hồi sức cấp cứu. Rắn cắn là tai nạn thường gặp ở Việt Nam đòi hỏi phải có đội ngũ Bs Chống độc có chuyên môn và kinh nghiệm. Bài viết sau đây, chúng tôi xin trình bày một số loài rắn hổ thường gặp ở Việt Nam.


Trong phân loại khoa học, người ta sắp xếp động vật theo thứ tự hẹp dần sau: sự sống - vực (domain) - giới (regnum) – ngành (phylum) - lớp (class) - bộ (ordo)- họ (familia) - chi (một số tài liệu gọi là giống, genus) – loài (species). Loài là động vật cụ thể mà ta thấy được. Loài được gọi tên gồm 2 phần, chữ nghiêng. Chữ 1 viết hoa dùng để chỉ tên chi, chữ 2 viết thường dùng để chỉ 1 số thuộc tính của loài. Ví dụ loài người ở chi là Homo, tên khoa học của loài người: Homo sapiens; sapiens là khôn ngoan. Nếu chỉ để tên chi và đặc tính là chữ: “sp” hoặc “spp” (số nhiều) thì muốn chỉ một hoặc nhiều loài bất kỳ thuộc chi đó.


Ở Việt Nam có 8 họ (familia) rắn: Rắn Hổ (Elapidae), Rắn Lục (Viperidae), Rắn Nước, Rắn Hai Đầu, Rắn Rầm Ri, Rắn Giun, Rắn Mống, Trăn.

Với 8 họ rắn trên, Việt Nam có khoãng 170 loài rắn chiếm 7.3% tổng số loài rắn trên thế giới. Trong 170 loài rắn đó có 31 loài là rắn độc nằm trong 2 họ Elapidae và Viperidae. Lưu ý có một số loài có tên là Rắn Hổ Hành, Rắn Hổ Mây, Rắn Hổ Đất,… nhưng đều thuộc họ Rắn Nước nên không độc.


Phân biệt rắn độc và rắn không độc (chỉ tương đối): Rắn không độc không có tuyến độc, nanh độc; có vảy má; không có hố má. Rắn độc thì ngược lại.

Phân biệt 2 họ Rắn Hổ và Rắn Lục: Rắn Hổ thường có đầu hình bầu dục phủ vảy lớn, nanh độc có rãnh, thiếu răng nhỏ sau nanh độc và thiếu hố má. Rắn Lục thường có đầu hình tròn phủ vảy nhỉ, nanh độc dạng ống, có nanh nhỏ sau nanh độc và có hố má.

Rắn Hổ ở Việt Nam có 13 giống, 27 loài. Một số giống (genus) và loài (specie) thường gặp sau:


1. Rắn biển:
Tên khác: đẻn hay đẹn.

 

Giống rắn biển có khỏang 15 loài, đuôi tù và dẹt 2 bên, chỉ ở biển, ít gây nguy hiểm cho người vì khi lên cạn nó rất chậm chạp.
Sống ở khe đá ngầm, cửa sông, cửa biển.

 


 



2. Bungarus :

 

Bungarus candidus. Tên: cạp nia miền nam
Trên thân có khúc đen khúc trắng xen kẽ. Bụng màu trắng nên khúc đen không vòng hết thân. Gờ lưng không rõ. Đuôi nhọn.
Loại rắn ăn đêm, ăn cá, lươn, chuột, rắn con. Rất độc, chậm chạp, chỉ cắn khi bị tấn công.
Phân bố: Quãng Bình, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Đà Lạt, Phan Rang, Tây Ninh, Biên Hòa.

Bungarus fasciatus. Tên gọi: cạp nong, mái gầm, đen vàng.
To, dài có thể trên 2m. Vảy thân chạy dọc, nhẳn, xếp thành 13-15 hàng. Gờ lưng rõ với hàng vẫy lớn hơn vẫy bên. Đuôi tù. Vòng quanh thân và đuôi có nhiều khúc đen xen khúc vàng.
Sống ở nơi ẩm thấp, hang dọc mé nước, bơi giỏi, đêm hay nằm gần bờ ruộng. Rất độc, chậm, ít cắn người.
Phân bố: Sapa, Đà Nẳng, Buôn Mê Thuột, Tây Ninh, Sài Gòn.

Bungarus multicinctus. Tên: Cạp nia miền Bắc
Dài 1,2-1,8m. Thân có khoanh đen hoặc nâu xen kẽ khoanh trắng, khoanh trắng hẹp hơn so với cạp nia miền Nam
Hoạt động đêm ở hồ ao.
Phân bố: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Nội

Bungarus slowinski. Tên: cạp nia sông Hồng
Khá giống Bungarus multicinctus
Phân bố: dọc đồng bằng sông Hồng




  3.Naja

Naja atra. Tên gọi: Chinese cobra, Hổ bành
Màu xám hoặc đen, đằng sau chổ phình mang, có 1 hoa văn dạng hình mắt kiếng với 2 gọng.
Sống ở hang chuột, hang mối, kiếm ăn đêm. Ngủ đông từ tháng 12- tháng 2. Rắn mới đẻ có khả năng cắn chết người.
Phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam.

 

Naja kaouthia. Tên gọi: Cobra, Hổ đất
Màu xanh nâu olive hoặc đen, đằng sau chổ phình mang, có 1 hoa văn dạng hình mắt kiếng không có gọng.
Sống ở hang chuột, hang mối, kiếm ăn đêm. Ngủ đông từ tháng 12- tháng 2. Rắn mới đẻ có khả năng cắn chết người.
Phân bố chủ cả ở miền Bắc và Nam Việt Nam.

 

 

Naja siamensis. Tên gọi: Hổ mèo.
Nhỏ hơn N. kouthia 1 chút. Dài tối đa là 1 m. Màu sắc thay đổi nâu hoặc đen, đằng sau chổ phình mang, có 1 hoa văn dạng hình mắt kiếng với đầy đủ 2 mắt.
Có khả năng phun nọc độc gây tổn thương mắt. Sưng nề họai tử tại chổ.
Phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.

4. Ohiophagus:


Ophiophagus hannah. Tên: King cobra, rắn hổ chúa.
Có 1 loài.
Rắn rất to. Dài từ 4-7m. Bạnh cổ theo chiều dọc thân. dựng đứng phần trước thân. Đầu ngắn hơi dẹp.
Sống trong rừng, hốc cây lớn, dưới thân cây đổ. Rất dữ. Chủ động tấn công người.

Bs. Trần Tấn Hiếu



Về trước  

Các tin mới cập nhật
  • WHO cảnh báo về chứng bệnh giống bệnh SARS
  • Tăng viện phí tại cơ sở y tế nhà nước từ 02/2012
  • Phòng dịch chủ động, không nên hoang mang
  • EMERGENCY MEDICINE
  • WHO vừa nâng mức báo động dịch cúm lợn từ cấp 4 lên 5.
  • Tìm ra vaccine chống vi khuẩn E. Coli
  • A-Z Emergency Radiology
  • Gãy dương vật
  • Pharmacologic treatment of amyotrophic lateral sclerosis
  • 8 giải pháp hàng đầu cho sắc đẹp
  • Các tin khác cùng loại
  • “Tinh binh” và những con số ấn tượng
  • Kích thước "của quý" có ảnh hưởng đến chuyện ấy?
  • Thông tin về thuốc Fosamax điều trị loãng xương, nhân một câu hỏi tư vấn từ khách hàng.
  • Giải Nobel Y Học năm 2008
  • Vài thông tin về chất muối kép: L-ornithine-L-aspartate
  • Thời tiết chuyển mùa, các bệnh về hô hấp, tiêu chảy tăng đột biến ở trẻ
  • Tinh trùng và những điều nên biết
  • Cập nhật danh sách các mẫu sữa không có melanine
  • Melamine độc như thế nào?
  • Nhiều mẫu sữa cho kết quả an toàn với melamine
  • Chữ Nhẫn
      Hình ảnh
       PHÒNG KHÁM BỆNH BÁC SĨ PHÚC - All Rights Reserved
       Ðịa chỉ: Số 02-Hùng Vương-Phường 2-Tp Cao Lãnh-T. Đồng Tháp
       Điện Thoại: 067.3851720  Fax: 067.3857346 - Di động: 0975.340.586  
      Designed by Tay A Co.,Ltd & drtrantanhieu   
    Từ thứ 2 đến thứ 6: Sáng từ 5h30 đến 8h. Trưa từ 10h đến 13h30. Chiều từ 15h00 đến 19h30. Thứ 7 và Chủ nhật: Sáng từ 5h30 đến 13h30. Chiều từ 15h00 đến 19h30. Các ngày Lễ, Tết làm việc như thường lệ.