Trang chủ Đăng nhập Check mail
  New
 Tài liệu y học
   EMERGENCY MEDICINE
   A-Z Emergency Radiology
 Tin Y Khoa do PKB Bs Phúc biên soạn
   WHO cảnh báo về chứng bệnh giống bệnh SARS
   Tăng viện phí tại cơ sở y tế nhà nước từ 02/2012

  Album Hình Ảnh
 NOEL 2012

   
Âm nhạc trị liệu
  Âm nhạc trị liệu
( Cập nhâp:9/10/2008 10:26:07 AM)
Trong kinh nghiệm, chúng ta đều nghĩ rằng âm nhạc có ích và nó có ích cả đối với các bệnh nhân nặng. Đó là tri thức kinh nghiệm của chúng ta. Đầu tháng 09/08, các khoa học gia Hoa Kỳ đã biến tri thức kinh nghiệm ấy thành tri thức khoa học. Hãy đọc bài dịch sau đây đề yên tâm hơn về các ưu việt mà sự du dương của lời ca tiếng đàn mang đến cho con người.


Một nghiên cứu gần đây nhất đã cho nhận xét rằng, các bệnh nhân nặng đặc biệt là nằm tại các đơn vị điều trị tích cực, khi nghe nhạc có thể làm cải thiện ngoạn mục sự hồi phục về cả thể chất và tinh thần.

Nhóm nghiên cứu nói rằng, đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới với cở mẩu và phương pháp chặt chẻ với mục đích xác định khả năng hồi phục về tinh thần và thể xác của các bệnh nhân nặng  với âm nhạc trị liệu.

“Trong khõang thời gian trước, chúng ta đã mơ hồ nhận thấy rằng dù gì đi nữa âm nhạc trị liệu có thể được sử dụng một cách rộng rãi trong điều trị bệnh”, tác giả của nghiên cứu trên: Lisa M. Gallagher nói. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dùng âm nhạc để trị bệnh làm việc ở Trường âm nhạc Cleveland và bệnh viện Cleveland- một trung tâm chuyên nghiên cứu về các phương thức giảm đau cho bệnh nhân.”Một phần của nghiên cứu này còn cho thấy rõ ràng rằng âm nhạc giúp cải thiện tâm trạng của bệnh nhân khi đang phải hứng chịu: đau đớn, lo lắng, căng thẳng, và thậm chí là  đang hấp hối ở các bệnh nhận cực nặng.

Gallagher đang rất được mong đợi thuyết trình về nghiên cứu thú vị này của bà tại hội  nghị của Viện hàn lâm Hoa Kỳ về xử trí đau dự kiến diển ra trong tuần này (09/09/2008-14/09/2008) ở  Nashville, Tenn.

Để đánh giá khả năng của âm nhạc trị liệu đối với một số lượng lớn bệnh nhân từ nhẹ đến nặng, mãn tính đến cấp tính, từ năm 2000 đến năm 2002, nhóm nghiên cứu đã tập trung trên 200 bệnh nhân đang phải đói chọi với: ung thư, các khối u không phải ung thư, rối loạn cảm giác đau, hồng cầu hình liềm, phình bóc tách động mạch chủ, hội chứng Gardner’s, AIDS, và những bệnh khác đại loại có chẩn đoán là làm rút nhắn tuổi thọ của bệnh nhân.

 

                                          

 

Bệnh nhân có độ tuổi từ 24 đến 87, trung bình chỉ khoảng trên 60. Có 60% bệnh nhân là nữ, nhóm nghiên cứu còn ghi nhận rằng hầu như 30% bệnh nhân trước đây có các thành tích trong lĩnh vực âm nhạc.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ chọn thể loại nhạc mà họ thích nghe sau đó chính Gallagher hoặc 1 nhạc công khác sẽ chơi. Liệu pháp điều trị kéo dài khoãng 25 phút, trong khõang 1/3 thời gian đó người thân sẽ ở cùng bệnh nhân.

Những khám xét về mặt tinh thần và thể xác sẽ tiến hành trước và sau khi bệnh nhân được điều trị bằng âm nhạc. Kết quả cho thấy rằng: bên cạnh việc cải thiện lo lắng, đau đớn, khó thở; 80% bệnh nhân cho rằng tâm trạng của họ đã được cải thiện rõ sau khi được điều trị bằng âm nhạc.

Cử động, biểu lộ cảm xúc trên gương mặt, động tác chủ định của bệnh nhân cũng được cải thiện. Có hay không có sở trường âm nhạc trước đây, nam hay nữ thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhưng sự có mặt của người thân thì tỏ ra có lợi cho bệnh nhân hơn.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc tìm ra bằng chứng âm nhạc  là thứ “ ngôn ngữ của hành tinh” giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

Gallagher nói bà hài lòng vì sự cực nhọc lúc thực hiện đề tài này đã được đền đáp bằng một kết quả rất hửu ích.

“Là một nhà âm nhạc trị liệu, tôi rất tin tưởng vào quyền năng của âm nhạc”, bà nói. “Nhưng nó thật tuyệt khi quyền năng ấy đã được chứng minh bằng một công trình nghiên cứu giá trị”

 

                                   

Một người khác của nhóm nghiên cứu, Katherine Puckett, giám đốc chương trình y tế quốc gia chăm sóc bệnh nhân ung thư Hoa Kỳ đã bày tỏ ít sự ngạc nhiên về kết quả nghiên cứu.

“Tôi đã nhận thấy rằng âm nhạc rất bổ ích, giúp thư giản, bình tỉnh và hửu ích với bệnh nhân đang đau” bà nói. “Điều đó thật khó để nói nên lời vì nó thường xuất phát từ cảm giác của chúng ta tận sâu trong lòng. Nhưng âm nhạc có thể kết nối con người vì con người thật sự có liên quan đến nó. Âm nhạc có thể làm lãng quên đi đau đớn. Thậm chí nó còn giúp điều hòa nhịp thở khi con người thở đồng điệu với nó. Sự du dương của âm nhạc có thể kéo con người xuống với sự lo lắng, hỏang loạn. Cho nên, tôi nói rằng kết quả nghiên cứu này hoàn toàn giống với những gì mà kinh nghiệm của tôi đã nhận thấy”.

Bs Trần Tấn Hiếu – trích từ healthyday.com

http://www.healthday.com/Article.asp?AID=619212

Về trước  

Các tin mới cập nhật
  • WHO cảnh báo về chứng bệnh giống bệnh SARS
  • Tăng viện phí tại cơ sở y tế nhà nước từ 02/2012
  • Phòng dịch chủ động, không nên hoang mang
  • EMERGENCY MEDICINE
  • WHO vừa nâng mức báo động dịch cúm lợn từ cấp 4 lên 5.
  • Tìm ra vaccine chống vi khuẩn E. Coli
  • A-Z Emergency Radiology
  • Gãy dương vật
  • Pharmacologic treatment of amyotrophic lateral sclerosis
  • 8 giải pháp hàng đầu cho sắc đẹp
  • Các tin khác cùng loại
  • Sóng tư duy - Chìa khóa của tương lai
  • Bệnh của trẻ vào mùa khai trường
  • Không nên dùng giấy sách báo gói thực phẩm
  • Khẩu giao và nguy cơ lây nhiểm HIV/AIDS
  • Phòng trộm trong bệnh viện
  • Cải thiện khả năng an toàn khi tham gia giao thông
  • Bác sĩ
  • Vài nét về mặt hàng đang mang tên : "Thực phẩm chức năng"
  • Vệ sinh an toàn bánh Trung thu: Thanh tra đâu, vi phạm đó!
  • Không nên sử dụng "Thuốc đông dược nhân vật"
  • Chữ Nhẫn
      Hình ảnh
       PHÒNG KHÁM BỆNH BÁC SĨ PHÚC - All Rights Reserved
       Ðịa chỉ: Số 02-Hùng Vương-Phường 2-Tp Cao Lãnh-T. Đồng Tháp
       Điện Thoại: 067.3851720  Fax: 067.3857346 - Di động: 0975.340.586  
      Designed by Tay A Co.,Ltd & drtrantanhieu   
    Từ thứ 2 đến thứ 6: Sáng từ 5h30 đến 8h. Trưa từ 10h đến 13h30. Chiều từ 15h00 đến 19h30. Thứ 7 và Chủ nhật: Sáng từ 5h30 đến 13h30. Chiều từ 15h00 đến 19h30. Các ngày Lễ, Tết làm việc như thường lệ.