Trang chủ Đăng nhập Check mail
  New
 Tài liệu y học
   EMERGENCY MEDICINE
   A-Z Emergency Radiology
 Tin Y Khoa do PKB Bs Phúc biên soạn
   WHO cảnh báo về chứng bệnh giống bệnh SARS
   Tăng viện phí tại cơ sở y tế nhà nước từ 02/2012

  Album Hình Ảnh
 NOEL 2012

   
Bệnh của những người sống ở “trên mây”
  Bệnh của những người sống ở “trên mây”
( Cập nhâp:2/6/2009 2:21:05 AM)
Người bị hoang tưởng nếu để bệnh diễn tiến nặng có thể sử dụng các biện pháp bạo lực đối với người mà họ nghĩ là hãm hại mình. Năm nay chỉ 30 tuổi nhưng từ khi tốt nghiệp đến nay anh M. đã làm việc cho không dưới 10 công ty. Hiện tại, anh đang là một nhân viên vi tính, còn độc thân. Ở mỗi công ty anh chỉ làm việc được khoảng 3 đến 6 tháng rồi tự ý nghỉ việc.


Khi được hỏi tại sao anh thường xuyên thay đổi nơi làm việc thì anh nói rằng ở những nơi đó luôn có những người tìm cách trù dập và kìm hãm năng lực của anh, không cho anh phát huy khả năng của mình hay tìm cách ám hại anh. Khi được hỏi bằng chứng về những việc đó thì anh kể những lần sếp phân công cho anh nhập dữ liệu là không muốn cho anh phát triển và trù dập anh.

Anh nghĩ rằng đáng lẽ phải để cho anh nghiên cứu viết chương trình quản lý mặc dù anh không học về viết chương trình. Thế là trước mỗi lần nghỉ việc anh đều viết đơn kiện ban giám đốc công ty và gởi đi khắp nơi.

Luôn quan tâm đến những điều vụn vặt


Thật ra, anh M. là trường hợp điển hình của những người rối loạn hoang tưởng bị hại. Trong các dạng rối loạn hoang tưởng thì hoang tưởng bị hại là loại hay gặp nhất. Bệnh nhân luôn nghĩ có người mưu hại, lường gạt, theo dõi, đầu độc, vu khống, quấy rối hay cản trở mình. Họ thường có thái độ giận dữ, thù hằn và có thể dùng bạo lực chống lại những người họ tin là đang làm hại họ.

Ngoài ra, còn có nhiều dạng hoang tưởng khác thường gặp trong đời sống hằng ngày. Nếu ai bị hoang tưởng ghen tuông thì luôn nghi ngờ vợ hay chồng mình không chung thủy. Họ thường thu thập các bằng chứng vụn vặt để chứng minh cho hoang tưởng của mình. Ví dụ nếu thấy vợ chào hỏi hàng xóm đầu ngõ thì cho là hẹn hò, thấy vợ mặc quần áo đẹp đi làm thì cho là mặc đẹp để đi với người đàn ông khác...

Còn dạng hoang tưởng được yêu thì bệnh nhân tin rằng có người đang yêu mình tha thiết, người này thường là một nhân vật nổi tiếng hay cấp trên nơi họ đang làm việc. Họ tìm mọi cách để tiếp cận đối tượng như qua điện thoại, thư từ, quà tặng, thăm viếng... hoặc ngay cả rình rập, theo dõi người này.

Mọi sự từ chối tình yêu của đối tượng qua lời nói hay hành vi đều được bệnh nhân suy diễn là bằng chứng thầm kín của tình yêu. Hoang tưởng tự cao cũng là dạng rối loạn thường gặp, bệnh nhân cho rằng mình có tài năng xuất chúng nhưng chưa được công nhận hay có một phát minh quan trọng cần trình lên cấp thẩm quyền.

Không hợp tác với thầy thuốc


Rối loạn hoang tưởng là một loại bệnh lý tâm thần trong đó bệnh nhân có một hay vài hoang tưởng liên quan với các nội dung thường xuất phát từ những sự kiện có thể xảy ra trong cuộc sống thí dụ như bị theo dõi, bị đầu độc, được yêu, ghen tuông, tự cao... Dù nội dung hoang tưởng mâu thuẫn với những gì xảy ra trong thực tế nhưng bệnh nhân vẫn tin tưởng vững chắc vào nó mặc dù họ không thể đưa ra chứng cứ cụ thể thuyết phục nào mà chỉ dựa trên những giả thiết suy diễn.

Bệnh này thường tiến triển kéo dài và thường nặng lên sau khi khởi phát khoảng 5 năm, gây ảnh hưởng đến công việc hay các mối quan hệ giao tiếp của bệnh nhân. Do bị rối loạn hoang tưởng nên họ luôn hiểu lầm hoặc nghi ngờ về những người xung quanh và hiểu lầm về chính mình, không quan tâm đến cảm giác bị phiền toái của người khác và từ đó dễ có những bất đồng xảy ra. Hoang tưởng ghen tuông thường hay gây đổ vỡ gia đình, hoang tưởng bị hại thường gây ra xung đột trong cơ quan hay gia đình...

Tuy nhiên, ngoài những mối quan hệ trực tiếp làm cho họ hoang tưởng thì bệnh nhân gần như hoàn toàn bình thường ở các mặt khác nên nếu tiếp xúc lần đầu với bệnh nhân thì ai cũng nghĩ là bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Chẳng hạn bệnh nhân có hoang tưởng ghen tuông chỉ bộc lộ hành vi bất thường với vợ hoặc chồng mình nhưng đối xử với những người khác lại rất bình thường, hòa nhã.

Khi nghi ngờ người thân bị bệnh này thì người nhà nên đưa bệnh nhân đến khám ở bác sĩ tâm thần thay vì tự ý xử lý. Việc điều trị thường phải kết hợp thuốc chống loạn thần và tâm lý liệu pháp.

Tuy nhiên, việc điều trị thường khó khăn do đa số bệnh nhân luôn cho là mình bình thường nên không chịu đi khám bệnh hoặc không hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng trong các mối quan hệ công việc, xã hội, gia đình và dẫn tới mất việc làm, đổ vỡ gia đình...

Theo Bác sĩ Lê Quốc Nam/ NLĐ

Về trước  

Các tin mới cập nhật
  • WHO cảnh báo về chứng bệnh giống bệnh SARS
  • Tăng viện phí tại cơ sở y tế nhà nước từ 02/2012
  • Phòng dịch chủ động, không nên hoang mang
  • EMERGENCY MEDICINE
  • WHO vừa nâng mức báo động dịch cúm lợn từ cấp 4 lên 5.
  • Tìm ra vaccine chống vi khuẩn E. Coli
  • A-Z Emergency Radiology
  • Gãy dương vật
  • Pharmacologic treatment of amyotrophic lateral sclerosis
  • 8 giải pháp hàng đầu cho sắc đẹp
  • Các tin khác cùng loại
  • Sơ cứu tai nạn trong dịp tết
  • Hạ giới một giờ không có thuốc
  • Thủ dâm có phải là xấu
  • Ngày xuân dùng rượu cần biết
  • Thị dâm trong tình dục học
  • Top 10 các bước tiến y học năm 2008
  • Bàn tay "vô chính phủ" - Hội chứng kỳ lạ
  • Thế nào là tình dục an toàn và lành mạnh?
  • Bệnh hô hấp tăng cao do thời tiết chuyển mùa
  • Vui buồn 115 - (Bài 2): Khi bác sĩ... trở thành nạn nhân!
  • Chữ Nhẫn
      Hình ảnh
       PHÒNG KHÁM BỆNH BÁC SĨ PHÚC - All Rights Reserved
       Ðịa chỉ: Số 02-Hùng Vương-Phường 2-Tp Cao Lãnh-T. Đồng Tháp
       Điện Thoại: 067.3851720  Fax: 067.3857346 - Di động: 0975.340.586  
      Designed by Tay A Co.,Ltd & drtrantanhieu   
    Từ thứ 2 đến thứ 6: Sáng từ 5h30 đến 8h. Trưa từ 10h đến 13h30. Chiều từ 15h00 đến 19h30. Thứ 7 và Chủ nhật: Sáng từ 5h30 đến 13h30. Chiều từ 15h00 đến 19h30. Các ngày Lễ, Tết làm việc như thường lệ.